Myanmar là một tập hợp của các nền văn hóa khác nhau. Nếu bạn muốn trải nghiệm khía cạnh văn hóa của Myanmar, chúng tôi hứa sẽ làm cho bạn hạnh phúc. Có 135 nhóm dân tộc khác nhau ở Myanmar với văn hóa và truyền thống riêng của họ. Điều này được thể hiện trong mọi thứ họ làm: ẩm thực, ăn mặc, niềm tin, nghề nghiệp và hơn nữa. Chúng tôi chào mừng bạn để thưởng thức sự đa dạng trong các truyền thống của Myanmar.
HÃY ĐẾN ĐÂY VÀ TRỞ THÀNH MỘT PHẦN TRONG TRUYỀN THỐNG CỦA MYANMAR CHÚNG TÔI. CHÚNG TA SÊ CÙNG NHAU TẠO RA SỰ GẮN KẾT MÃI MÃI.
LỄ XUẤT GIA
Lễ này hầu hết được tổ chức trước tháng Bảy và tháng Tám, và trong kỳ nghỉ hè giữa tháng Ba và tháng Năm. Để trở thành một người mới tu thì phải qua 3 giai đoạn - xuống tóc, mặc áo sòng và tin vào Phật. Các bậc cha mẹ theo đạo Phật ở Myanmar tin rằng họ sẽ không phải chịu đựng dưới địa ngục nếu những người con trai của họ trở thành một người xuất gia ít nhất một lần trong đời.
DÙ PATHEIN
Dù Pathein xinh đẹp và nhiều màu sắc thể hiện vẻ đẹp phụ nữ Myanmar. Các tán dù được làm từ vải bông, lụa và được vẽ hoa lá cây cỏ rất đẹp lên chúng. Cán và sườn dù được làm từ tre lấy từ Dãy núi Rakhine Yoma gần Pathein.
ĐỒ GỐM
Đồ gốm đã trở thành nghề thủ công sớm nhất trong lịch sử của văn minh loài người. Trong 2000 năm, người Myanmar đã sử dụng đồ gốm để lưu trữ và nấu ăn. Các nồi gốm có thể được sản xuất với giá thành rẻ và có nhiều lợi ích ngay cả khi chúng đã bị vỡ. Ngày nay, các xưởng gốm chính ở Myanmar thưởng có vị trí ở các thị trấn bên sông.
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
Longyi là trang phục bản địa của người dân Myanmar. Lý tưởng cho thời tiết ẩm ướt của Myanmar, loại quần áo dài quấn quanh linh hoạt này được cả hai giới mặc theo truyền thống với các đặc điểm phân biệt hai giới. Trang phục Longyi cho đàn ông được gọi là bộ Paso trong khi bộ cho phụ nữ mặc được gọi là Htamein. Một bộ Paso thường có nhiều sọc hoặc kẻ ca-rô và có thể được mặc cả khi lộn trái trong khi một bộ Htamein có rất nhiều họa tiết hoa lá và nhiều màu sắc.
TIỆM TRÀ
Bạn sẽ thấy các tiệm trà ở mọi góc phố ở Myanmar. Trà là một đồ uống phổ biến cho người địa phương và bạn phải thử nó khi bạn ở đất nước này. Trà truyền thống là một sự kết hợp mạnh của lá trà đen đậm trộn với sữa bay hơi và đặc và rất ngon.
THANAKA (TÁO VOI)
Thanaka là một loại kem trang điểm màu trắng vàng được làm từ vỏ cây. Bạn sẽ thấy nhiều người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ và các cô gái sử dụng nó một cách rộng rãi trên mặt và cánh tay họ. Tham chiếu của Thanaka có thể được tìm thấy trong một bài thơ của Vua Razadarit ở thế kỷ 14. Gỗ từ các cây khác nhau có thể được sử dụng để tạo ra Thanaka. Các cây này phải là cây lâu năm và ít nhất 35 năm tuổi để sản xuất ra Thanaka tốt.
TRẦU
Trầu Myanmar hay còn gọi là Kun Ya được làm từ quả cau, vôi sống và chất cao su sau đó được quấn lại trong một lá trầu, nhưng công thức bên trong lá trầu thay đổi tùy theo các tiệm và một số tiệm cho vào cả thuốc lá, ớt và mứt. Trầu có vị hơi cay và phải được nhấm nháp trong khi nhai chầm chậm. Có nhiều tiệm bán trầu nhỏ ở khắp nơi trên đất nước này. Bạn phải thử Kun Ya hoặc Trầu khi bạn đến đất nước này.
XÌ GÀ
Xì gà Myanmar hoặc xì gà xén tày hai đầu là một điếu thuốc cuộn với lá carbia myx (Thanet Phat) khô hoặc ngô. Trong lá là một hỗn hợp gỗ khô và thuốc lá. Những người già cả ở Myanmar tự cuộn các điếu xì gà của họ để phù hợp với khẩu vị riêng. Xì gà có nhiều kích thước khác nhau và điếu nhỏ nhất sẽ to hơn điếu thuốc là một chút. Có nhiều nhà máy xì gà tại Myanmar, đặc biệt tại vùng nhiệt đới.
NGHỆ THUẬT & NGHỀ THỦ CÔNG NỔI TIẾNG
- PANCHI
- PUNPU
- PANYUN
- PANBE
- PANPOOT
- PANYAN
- PANTAUT
- PANTAMAUT
- PANTAIN
- PANTE
PANCHI
Panchi đề cập đến nghệ thuật vẽ minh họa động vật sống và các vật thể vô tri bằng nhiều màu sắc khác nhau. Các nghệ nhân vẽ các hình dáng người, động vật, vật thể, bản vẽ, họa tiết phong cảnh, hoạt hình và biếm họa sân khấu con người. Các bức tranh này được bắt nguồn từ Bagan và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Đạo Phật. Nếu bạn muốn khám phá các bức tranh cụ thể, bạn nên đến thăm Bagan, nơi bạn sẽ thấy các bức tranh truyền thống cổ xưa và kiệt tác của thế kỷ 11 sau Công Nguyên. Các tác phẩm điêu khắc tranh tường ở Bagan là những đại diện đẹp nhất của Panchi. Các bức tranh thời kỳ Konbaung sống động, đẹp và nhiều màu sắc, đặc biệt các bức tranh tường ở Chùa Mahamyatmuni ở Mandalay có các tranh điêu khắc của thời kỳ Yadanarpon.
PUNPU
Punpu là nghệ thuật tạo các điêu khắc, hình dáng và các họa tiết hoa lá từ gỗ. Các thợ thủ công của Myanmar có kỹ năng cao trong việc khắc các chất liệu từ xương, ngọc bích, đá và đặc biệt là gỗ. Họ có thể tạo hình dáng con người, động vật và họa tiết hoa lá từ bất kỳ chất liệu nào. Họ đặc biệt có kỹ năng khắc các hình ảnh Phật hoặc các bức tượng nhỏ bằng gỗ. Nếu bạn muốn khám phá nghệ thuật Punpu của thời kỳ Yadanarpon ở Myanmar, bạn phải đến thăm Thiền viện Shwe In Bin ở Mandalay, Thiền viện Bargayar ở Innwa. Một công trình điêu khắc gỗ từ thời Bagan là cổng ngôi chùa cổ nhất Shwezigon ở Nyaung-U.
PANYUN
Panyun có nghĩa là một môn nghệ thuật sản xuất các chất liệu bằng tre, gỗ và sơn đen dày (thit-se). Sản phẩm sơn mài, còn gọi là Yun ở Myanmar là nói đến một quy trình sử dụng các thành phần hữu cơ tự nhiên để trang trí bất kỳ vật gì từ một hộp các dụng cụ vẽ thành một tác phẩm. Điều khiến nó trở nên có nét riêng là cần phải có thời gian và những kỹ năng vô hạn để hoàn thành một tác phẩm. Mỗi món được chế tác đầu tiên bằng tre hoặc gỗ. Sau đó là một quy trình tỉ mỉ trong khoảng thời gian còn lại thường là để trong một hầm rượu tối đa đến 10 ngày. Trên khuôn khổ chi tiết của quy trình, các thanh tre cắt kỹ, các hỗn hợp nhựa thông thit-see với đất sét và tàn tro được tích hợp lại kỹ lưỡng và cuối cùng được đánh bóng bằng tro của gỗ hóa đá. Các họa tiết sau đó được khắc hoặc sơn bằng tay. Những đồ vật phủ sơn Burmese truyền thống nhất có màu đất nung độc đáo với các cảnh từ các câu chuyện Jataka, sự tồn tại trước đây của đức Phật. Bagan là nhà của nghề thủ công này. Các thợ thủ công sơn mài thường sản xuất các bát cúng dường (bát cho nhà sư), bát ăn cơm, bát trà, bát đựng trà ngâm, cốc uống nước, hộp trầu truyền thống (đặc biệt được giữ ở Quốc hội Myanmar để phục vụ khách), hộp đựng xì gà.v.v… Như hầu hết nhiều khía cạnh nghệ thuật khác của ngành PanYun của Myanmar, nghệ thuật sơn mài hình thành một phần quan trọng của đời sống xã hội.
PANBE
Là một phần của các kỳ quan nghệ thuật của thế giới, Panbe là một dạng thợ luyện kim chế tạo ra nhiều sản phẩm dùng sắt được nung nóng trong lò. Họ chế tác các trục sắt dùng cho xe bò, cao su, búa, rìu, nhiều loại dao, kiếm, cuốc, xẻng và kéo. Ngành kim loại của đất nước này đã bắt đầu từ giữa thời kỳ Bagan và Yadanarpon. Hãy đến vùng Inlay để xem vị trí thú vị của các Panbe đang hoạt động. Đừng quên mua một vật lưu niệm cho chuyến đi của bạn!
PANPOOT
Môn nghệ thuật Panpoot là một nghệ thuật chế tạo các dụng cụ nhà bếp bằng gỗ bằng máy tiện. Các sản phẩm cuối bao gồm cán dù, chân bàn, chân giường, lan can cầu và cột xưởng tiện cho các gian hàng và rào chắn. Nghề thủ công truyền thống này đã bắt đầu từ thời Bagan ở thế kỷ thứ 8 sau Công Nguyên, thời kỳ Ava và Yatanarpon. Sự đa dạng của các sản phẩm được sản xuất bằng nghệ thuật này rất thú vị và bao gồm các thùng đựng đồ ăn, hộp, bát, bàn ghế, ngoài những món đã được đề cập ở trên. Các sản phẩm này nhìn cực kỳ hấp dẫn. Nghệ thuật Panpoot thể hiện sự ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Mon.
PANYAN
Panyan có nghĩa là xây dựng một tòa nhà sử dụng gạch, đá và bê tông. Thợ xây, thường được biết đến là những người Panyan xây dựng các ngôi nhà, chùa, cầu và nhiều nữa. Công việc xây nhà truyền thống của Myanmar nổi tiếng với các ngôi chùa cổ và các tòa nhà tôn giáo khác quanh khu vực Bagan. Ngành xây nhà truyền thống của quốc gia này trong thời Bagan là phát triển nhất trong tất cả các giai đoạn lịch sử khác. Nghề thủ công cho thấy sức mạnh đáng ghi nhận, vẻ đẹp, khối lượng, chi tiết và trang trí. Nghề xây nhà truyền thống của Myanmar bắt nguồn từ văn hóa của dân tộc Mon vùng Suvanna Bhumi. Người ta biết rằng nghề xây nhà ở Myanmar đã bắt đầu đầu tiên trong giai đoạn Pyu ở thế kỷ 1 sau Công Nguyên.
PANTAUT
Pantaut nói đến nghề thủ công chế tạo các họa tiết trang trí được khắc nổi trên vữa. Những người thợ thủ công đã khắc các hình dáng của sư tử, rồng và các họa tiết hoa lá bằng vữa. Nghề khắc vữa truyền thống Myanmar nổi lên trước thời kỳ Bagan và nó được thực hành rộng rãi trong thời kỳ Bagan, Amarapura và Yadanarpon. Theo các hồ sơ lịch sử, công việc dùng vữa đã rất nổi tiếng trong thời kỳ Bagan và có các trang trí chi tiết. Sau thời Bagan, nghệ thuật khắc vữa giữa thời Konbaung hoặc thời Amarapura đã cho thấy sự khéo léo trong phong cách Burmese đích thực. Các phần lá và chồi xoắn nhìn rất đẹp. Bạn có thể khám phá văn hóa này tại thiền viện xây bằng gạch của Menu tại Innwa. Bản thân tòa nhà lớn là một công trình nghệ thuật cho thấy sự ngưỡng mộ Nghệ thuật Pantaut của chúng tôi.
PANTAMAUT
Nghệ thuật này nói đến nghệ thuật khắc đá. Những người thợ thủ công chế tác nhiều sản phẩm tôn giáo, chủ yếu là các hình ảnh đức Phật và các phiến đá khắc chữ. Các hình khác như voi, nai, chày đá phẳng tròn, bàn thờ và bàn cũng được chế tác theo đơn đặt hàng. Công trình điêu khắc đá là một đặc điểm quan trọng của nghệ thuật tạo hình của Myanmar và được coi là một niềm vinh dự của người dân địa phương. Có các xưởng điêu khắc tại Yagon, Mandalay và các thị trấn khác, xưởng đáng chú ý nhất gần Chùa Mahamyatmuni ở Mandalay. Các công trình nghệ thuật điêu khắc đá có thể được nhìn thấy ở các tấm mô tả đời sống của Đức Phật tại Đền Ananda, Bagan. Hình ảnh Đức Phật lớn tại chùa Kyauktawkyi ở chân đồi Mandalay là một ví dụ khác về nghệ thuật Pantamaut tuyệt vời.
PANTAIN
Pantain là một doanh nghiệp sản xuất các món hàng bằng vàng hoặc bạc. Những người thợ bạc của đất nước này nổi tiếng trong việc sản xuất chén uống nước, chén đựng, cúp giải thưởng, khiên và dây đai. Những thợ kim hoàn rất giỏi chế tạo nhiều loại trang sức. Nghệ thuật và nghề thủ công truyền thống của Myanmar bao gồm việc tạo ra các món hàng bằng vàng hoặc bạc mang tính nghệ thuật. Việc chế tạo đồ bạc đã là một phần của Myanmar từ 1200 trước. Đó thực sự là một điều đáng tự hào của đất nước này. Theo biên niên sử cung điện pha lê trong triều đại của Vua Anawrahta, các di tích của Đức Phật và 3 kho chứa kinh tạng đã được mang đến Bagan từ Suvunna Boumi, thủ đô của Mon. Đi cùng với chúng là các thợ thủ công và nghệ thuật và nghề thủ công, và và đồ bạc của Mon.v.
PANTE
TĐây là nghệ thuật sản xuất các chất liệu bằng đồng, đồng thau hoặc kiềng. Những người thợ thủ công khắc rất nhiều sản phẩm từ các chất liệu này như cồng kiềng hình tam giác và các chén kiềng cho các vị sư, những quả cân có hình vịt thông minh, khay, nồi đồng, chén, bát, đĩa, chũm chọe, chuông và những chiếc cồng kiềng nhỏ. Nghề thủ công của thợ đồng truyền thống Myanmar đã nổi lên trước thời Bagan và được cải thiện trong thời Bagan và Ava. Mỗi ngôi chùa tại Myanamar đều có chuông được đánh để nói với mọi người về những hành động tốt đẹp đã được thực hiện. Chúng là các chuông hình tam giác, quay nhanh khi được đánh và kêu leng keng với âm điệu trầm bổng và dần tiêu tan. Hơn nữa, có những chiếc cồng được treo từ ngà voi được chạm khắc hoặc vòi voi bằng gỗ dùng làm phần thưởng cho cuộc thi cồng trong bữa tối. Chuông có nhiều kích thước và hình dáng khác nhau, tất cả đều được thiết kế theo phong cách Burmese hiển nhiên, đều là các món đồ lưu niệm phổ biến, và các đồ đúc khác cũng vậy, chẳng hạn như quả cân và chuông đeo cổ bò.
NGHỆ THUẬT DỆT
NGÀNH DỆT LỤA VÀ VẢI BÔNG
Dệt lụa và vải bông là một trong những sinh kế chính của người dân Amarapura và Bagan. Cây bông phần lớn được trồng tại miền Trung Myanmar. Đầu tiên, họ tạo sợi bông từ bông thô bằng một cái máy vận hành bằng tay và dệt trên khung cửi gỗ truyền thống. Hơn một trăm khung cửi được sử dụng để tạo ra các họa tiết và hoa văn đẹp và tinh xảo vì đồ lụa được mặc trong các dịp đặc biệt hoặc lễ hội. Là một ngành nghề thủ công nổi tiếng và thú vị, đây là một thứ bạn chắc chắn nên trải nghiệm.
DỆT SEN TẠI HỒ INLE
Một trong những điểm nhấn từ hồ Inle là ngành dệt sen. Dệt sen là kế sinh nhai chính của nhiều người dân sống gần hồ Inle. Nhiều năm trước, những người phụ nữ từ Inle đã bắt đầu dệt vải bằng các sợi lấy từ hoa sen. Có nhiều làng còn làm nghề này trong đó làng Phaw Kone và Kyaing Khan là nổi tiếng nhất. Bạn có thể ghé thăm những làng này để hiểu nghệ thuật này được thực hiện như thế nào.
Toàn bộ quy trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thực sự đáng ngạc nhiên. Hầu hết những bà già cắt cọng sen thành những miếng nhỏ và tước thành sợi bằng dao. Sau đó những sợi này được làm ẩm và cuộn với nhau để lấy chỉ. Để hoàn thiện quá trình sản xuất các sợi chỉ dài và mảnh dùng để dệt sen, quy trình trên đây phải được lặp lại nhiều lần. Các công nhận cần phải rất kiên nhẫn vì tất cả các quy trình đều quan trọng như nhau. Ngành nghề này cần lao động rất chuyên sâu và do đó các sản phẩm dệt sen là một trong số những sản phẩm vải đắt nhất trên thế giới. Chúng lý tưởng để làm quà tặng.
NHẠC CỤ & ĐIỆU NHẢY TRUYỀN THỐNG
- OO ZI
- DOBAT
- PATMA
- SIDAW
- PAT WAIN
- KYEY SE
- SAUNG
- OBOE
- FLUTE
- PATAL - XYLOPHONE
TRỐNG OO ZI
Trống bình (Oo zi) là một chiếc trống có một đầu trên một thân rỗng dài loe ở đáy. Một đầu đó có một màng được căng chặt trên một khung tròn. Trống bình được chỉnh âm bằng cách dán một miếng một nhão chỉnh âm làm bằng cơm và tro trên đầu trống. Trống bình là nhạc cụ chủ đạo cho điệu nhảy trống bình sống động và cũng được chơi cho các những vũ công nhóm. Mặc dù trống bình chỉ có một đầu nhưng nó có thể được đánh để cho ra các bộ âm hoàn chỉnh.
TRỐNG DOBAT
Trống treo hai đầu (Dobat) là nhạc cụ phổ biến nhất tại miền quê. Dobat có thể được chơi trên cả hai đầu. Mặt trái của trống gọi là mặt nữ và mặt đối diện gọi là mặt nam. Mặt nữ được chỉnh thành âm gốc (taya) trong khi mặt nam được chỉnh thành âm át (tayo). Mặt nữ yêu cầu cần có nhiều bột nhão chỉnh âm hơn. Một chiếc trống Dobat được chơi nhanh và vui vẻ. Người chơi trống dùng cả hai tay để đánh trống để tay trái đánh mặt nữ và tay phải đánh mặt nam. Người chơi trống sử dụng ngón tay, gan bàn tay, đế bàn tay và đôi khi cả khuỷu tay nữa. Trống này hầu hết được những người nông dân Myanmar chơi để đón thời điểm thu hoạch hoặc để cầu mưa. Trống Dobat cũng có thể được thấy tại các hội chùa, các cuộc từ thiện và với chức năng đóng góp lao động khi những người dân làng ra ngoài xây dựng đường xá hoặc để thu hoạch mùa màng.
TRỐNG PATMA
Trống chủ hoặc Patma là một phần của Saing Wine (dàn nhạc Myanamar). Trước kia nó thường được treo trên một xà ngang được đặt trên các giá ba chân, nhưng nay nó được đặt trên một mảnh tre cứng dài có nhiều nút cách đều nhau một khoảng ngắn. Thanh xà có 5 thành phần của một pyinsa-rupa, một loài vật thần bí có đầu rắn, gạc của nai, móng ngựa, cánh của một sinh vật giống chim (galon) và đuôi của cá chép (ngajin). Khi trống Patma được chơi cùng với các chũm chọe lớn thì nó có hiệu ứng lớn nhất. Những người chơi trống Patma trong đoàn đồng diễn cũng đảm nhận 6 trống nhỏ theo hình thẳng đứng được chia độ và sakhun ngang cỡ vừa.
TRỐNG SIDAW
Chiếc trống hoàng gia này hay Sidaw đã được chơi trong các sự kiện trọng đại của hoàng gia, các cuộc đoàn tụ điềm lành, và cho các điềm báo thuận lợi tại các ngôi làng. Về mặt lịch sử, trống Sidaw đã được chơi như một phần của dàn nhạc cung đình và trong các buổi lễ hoặc các sự kiện trọng đại của hoàng gia. Trống được chơi khi nhà vua và hoàng hậu đến hoặc ra khỏi Chánh điện, hoặc khi các quốc vương tham dự các vợ kịch lớn hoặc các buổi trình diễn múa rối. Trống Sidaw cũng đã được chơi tại các buổi lễ cày ruộng, các cuộc viếng thăm thành phố, và các buổi lễ đánh dấu sự bắt đầu và kết thúc của buổi họp Hluttaw. Các buổi lễ tặng quà cũng đã được đánh dấu bằng việc sử dụng trống Sidaw khi vào đầu ngày Hội nước Thingyan.
VÒNG TRÒN TRỐNG
Trung tâm của mỗi đoàn đồng diễn Burmese, được đặt tên theo ý tưởng các dụng cụ được treo trên một vòng tròn “hsain wain”, là vòng tròn trống pat wain. Dụng cụ này bao gồm 19 (theo truyền thống), hoặc 21 (sau năm 1920) trống đã được chỉnh với các chiều cao từ 13 đến 41cm, treo từ một giá gỗ vòng quanh hoặc đứng với người chơi trống ở giữa. Một trong những đặc điểm tuyệt vời nhất của âm nhạc Đông Nam Á là ý tưởng sử dụng giai điệu của các nhạc cụ gõ, chẳng hạn nhưng các vòng tròn trống, các đoàn đồng diễn trống và các cây mộc cầm. Những chiếc trống trong vòng tròn trống pat wain được lấy giai điệu bằng cách sử dụng “pa sa”, một loại hồ làm bằng cơm và tro. Càng sử dụng nhiều pa sa thì trống nghe càng trầm hơn. Người chơi trống pat wain được gọi là “hsain hsaya”, có nghĩa anh ấy là “ông chủ của hsain” và do đó là người trưởng nhóm và chỉ đạo đoàn đồng diễn hoàn chỉnh..
CỒNG KYEY SE
Cồng Kyey se (“kyeezee”) đôi khi cũng được gọi là “chuông Burmese”. Nó là một chiếc cồng kiềng phẳng và đặc hình tam giác, xuất hiện trong nhiều cuộc trình diễn của đoàn đồng diễn với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Nó cũng được thấy được sử dụng trong các dịp lễ tại các ngôi đền, hoặc thậm chí với các nhà sư khi họ đi dọc các con phố vào buổi sáng để xin cúng dường. Một cái dùi đục bằng gỗ được sử dụng để đánh cồng vào mặt bên trái hoặc bên phải của tam giác, vì thế nó bắt đầu quay tròn với một nhịp độ cao và do đó tạo một âm thanh chấn động. Tùy thuộc vào kích thước và góc được đánh mà độ cao thấp sẽ thay đổi theo. Cồng nổi tiếng với âm thanh bền vững kéo dài.
ĐÀN HẠC (SAUNG)
A “harp” is called a “saung” in Myanmar. There are basically two types – Một “đàn hạc” được gọi là một “sauing” trong tiếng Myanmar. Về cơ bản có hai loại – Byat Saung và Saung Gauk (đàn hạc cong). Saung là một cây đàn hạc ngang hình cung mà ở đó phần thân hộp cộng hưởng nằm ở phương ngang nhiều hơn so với đàn hạc phương Tây có hộp cộng hưởng theo chiều đứng. Đàn hạc được chơi bằng cách ngồi trên sàn với phần thân của nó trong lòng và vòng cung của nó ở bên trái. Các dây đàn được gảy bằng các ngón tay bên phải từ phía ngoài. Tay trái được dùng để nhấn các dây để làm tăng độ sạch và phát ra các nốt ngắt âm. Các bộ phận chính của đàn hạc là phần thân, phần cổ dài cong, được tạo thành từ gốc cây, và một thanh dây chạy đến trung tâm của đầu thân đàn. Phần trên của thân hộp cộng hưởng được phủ một lớp da nai được căng chặt, được quét sơn đậm màu đỏ với bốn lỗ âm tròn nhỏ. Cổ đàn kết thúc bằng một sự thể hiện mang tính trang trí cao giống hình lá cây đa bồ đề. Phần thân và khung của đàn hạc được trang trí bằng nhiều miếng mê-ca (“ngọc trai Mandalay”), kính, mạ vàng và sơn đỏ và đen. Các dây của đàn hạc Saung được làm bằng lụa hoặc nilon.
KÈN Ô-BOA
Kèn Hne là một kèn ô-boa nhiều lưỡi gà với một hình cong đáng kể. Kèn có bảy lỗ gần như cách đều nhau là cơ sở cho việc phát triển các thước chia độ Burmese chính ở cả trong nhạc thính phòng và nhạc đồng diễn. Có hai kích thước phổ biến của kèn hne “ci” (lớn) và “kalei” (nhỏ) được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Kèn lớn dùng cho nhịp chậm và kèn nhỏ dùng cho các dịp lễ hội. Đôi khi sáo trúc “palwei” hòa âm với “hne” trong các dịp lễ hội vì nó cũng có các lỗ chơi được thiết lập như vậy cho âm thanh cùng cung bậc.
SÁO
Sáo (hne) là một trong những nhạc cụ bộ khí truyền thống của Myanmar. Sáo đã được sử dụng ở Myanmar từ thời xa xưa và được tạo từ một chiếc sừng kim loại, một cây sáo gỗ và một lưỡi gà bằng lá cọ. Kèn ô-boa là một nhạc cụ hơi làm bằng gỗ có hai lưỡi gà có một âm cao và âm điệu sâu sắc. Có hai loại kèn ô-boa Myanmar là kèn lớn và kèn nhỏ. Kèn lớn có nhiều tiếng trầm hơn kèn nhỏ. Kèn lớn đã được sử dụng ở Myanmar nhiều năm và được cho là đã được sử dụng từ năm 211 sau Công Nguyên. Nó được dùng để chơi các giai điệu đặc biệt trong âm nhạc ở Byawsi, Yegin, Nayi, Thapyay và Yadu. Kèn nhỏ đã được sử dụng phổ biến từ năm 1290 và 1300 tại kỷ nguyên Myanmar đến ngày nay.
PATAL – MỘC CẦM
Cái tên Patala có nghĩa là một nhạc cụ mà bạn có thể chơi được tất cả các dãy âm – từ mạnh dần tới đáy thấp nhất. Các nhạc cụ Patala thường là Patala thời chiến hoặc Mộc cầm và Pattalar, cây mộc cầm bằng tre của Burmese. Đây là các nhạc cụ cổ đại. Các phiên bản cổ của những nhạc cụ này có hộp âm bên dưới, với bảy phím được chia độ. Mộc cầm được chơi với hai thanh gỗ được bọc vải. Đàn Patala Tre gồm 24 tấm tre được đặt trên một hộp cộng hưởng, bắt đầu bằng nốt thấp nhất ở phía trái của người chơi và nốt cao nhất ở bên phải của người chơi. Các tấm này được gõ bởi hai cái dùi, thực sự được chỉnh âm thành các cung bậc âm nguyên và có dải âm hơn ba quãng tám.
CÁC ĐIỆU NHẢY TRUYỀN THỐNG VÀ ĐIỆU NHẢY DÂN GIAN CỦA MYANMAR
Nhảy vẫn luôn là một phần nội tại của văn hóa Myanmar. Sự chuyển động của cơ thể người và quy tắc hình thể và dáng điệu thường mang đặc trưng các kỹ thuật nhảy địa phương. Từ việc khánh thành các thành phố thủ đô cho đến khi bắt đầu một trận đánh, tất cả các quan chức trong hoàng gia đều bắt đầu và kết thúc bằng một điệu nhảy. Ngày nay, nhảy vẫn là một phần không tách rời của cuộc sống hàng ngày, ở các đám cưới, các hội chùa hoặc Shinbyu (các lễ xuất gia). Nhảy đóng một vai trò sống còn trong việc tổ chức mỗi sự kiện đặc biệt. Pwe hay các buổi trình diễn khiêu vũ kịch âm nhạc thường thêm màu sắc vào các Lễ hội chùa địa phương.
ĐIỆU NHẢY TRUYỀN THỐNG
Điệu nhảy truyền thống của Myanmar dẻo, duyên dáng, tỉ mỉ, tao nhã và mềm mại như hoa. Điều khiến nó thậm chí còn độc đáo hơn nữa là mọi chuyển động của điệu nhảy đều lấy cảm hứng từ những bông hoa. Một bông hoa được tin là giống với một vũ công. Hoa chính là cái đầu. Những chiếc lá là tay và cọng hoa là cơ thể. Trong cơn gió nhẹ lướt qua, bông hoa trở nên sống động và khiêu vũ để hòa mình với thiên nhiên. Sự tinh khiết trong chuyển động này thường hình thành nền tảng của điệu nhảy truyền thống ở Myanmar.
ĐIỆU NHẢY DÂN GIAN
Dựa vào các mùa thay đổi và những mảnh đất màu mỡ, điệu nhảy dân gian ở Myanmar luôn là một phần không thể tách rời của các cộng đồng canh tác. Vì thế, hầu hết các điệu nhảy dân gian đều phản ánh cuộc sống hàng ngày với các bài hát và lời ca chảy tuôn theo chuyển động của người nhảy. Một điệu nhảy dân gian phổ biến là U Shwe Yoe, một hành động khôi hài mô tả sinh động người vũ công mặc trang phục của một người đàn ông thanh lịch tiêu biểu của Myanmar có ria dài được tỉa gọn gàng cầm một Pathein Parasol, một cái khăn quấn quanh cổ, một cái khăn xếp đốm hoặc mũ lưỡi chai, và một bộ xa-rông hình vuông quanh thắt lưng anh ta. Trong điệu nhảy, anh ta làm mặt hề khi anh ta diễn cử chỉ của một phụ nữ để lên kịch bản tìm kiếm một cô gái hấp dẫn trẻ trung. Luôn là một hành động phổ biến, các trò cười của anh là một tiết mục đã được đoán trước về mọi ý tưởng có sẵn.
CẦU MÂY (CHINLONE)
Chinlone, còn được gọi là cầu mây, là một thể thao quốc gia truyền thống của Myanmar và là một sự kết hợp giữa thể thao và khiêu vũ. Đây là một trò chơi hoàn toàn không mang tính thi đấu, thường là với sáu người chơi cùng nhau thành một đội và không có các đội đối thủ. Mặc dù không có sự tranh đấu, nhưng đây là một môn thể thao có yêu cầu cao về kỹ năng và làm việc nhóm. Quả cầu họ dùng thường được làm thủ công từ mây (gọi là Chinlone). Cầu mây được các cá nhân chơi bằng cách chuyền quả bóng với nhau trong một vòng tròn mà không sử dụng tay. Một trong sáu người chơi di chuyển đến trung tâm vòng tròn trong khi tất cả những người chơi khác cố gắng hỗ trợ anh ta hoặc cô ta bằng cách chuyền quả bóng mà anh ta cướp lại cho mình bằng một lần đá. Điểm quan trọng của trò chơi này là phải giữ quả bóng trên không mà không chạm đất càng lâu càng tốt. Trong khi chơi, một dàn nhạc truyền thống chơi các bài hát tình cảm và đám đông cổ vũ cho những người chơi để họ cố gắng hết mình. Một Lễ hội cầu mây Waso hàng năm được tổ chức tại một sân vận động nhỏ bên ngoài ngôi chùa Maha Myat Muni nổi tiếng tại Mandalay. Lễ hội này diễn ra trong một tháng gần ngày trung thu của Waso.
SĂM TRUYỀN THỐNG
Những người phụ nữ săm người là một trong những hấp dẫn chính của Myanmar. Mỗi dân tộc có hoa văn riêng khác biệt với các dân tộc khác. Không ai biết chính xác phong tục này bắt nguồn từ đâu, nhưng có một giả thiết rằng các hình săm đã bắt đầu từ nhiều năm trước như một cách để nhận dạng khi những người phụ nữ bị bắt hoặc bắt cóc bởi các bộ lạc láng giếng. Một truyền thuyết khác nữa là các hình săm là một cách cố ý làm xấu đi vẻ đẹp của người phụ nữ để họ không bị ép lấy vị vua Burmese. Hầu hết họ đều có hình săm cho mình khi họ khoảng 12 tuổi. Toàn bộ quá trình có thể mất đến 3 ngày. Các kim săm thường được làm từ các que tre hoặc từ sừng. Mực là một hỗn hợp của mật bò, bồ hóng, cây và mỡ lợn. Những người phụ nữ Chin nổi tiếng về các khuôn mặt có hình săm trên mặt. Mặc dù truyền thống săm mặt đang biến mất, nhưng nó vẫn dễ thấy ở vùng miền Nam của bang, đặc biệt ở Mindat và Kanpetlet.
NHỮNG CON RỐI CỦA MYANMAR
CON RỐI
Một đồ tạo tác truyền thống của đất nước này và là điều mà những người dân địa phương tự hào về những con rối – đó là những con rối của Myanmar. Hãy dành một chút thời gian và bạn có thể tìm thấy một con rối đã bị bỏ đi từ một buổi biểu diễn. Các con rối cho thấy tính cách và thường có một câu chuyện riêng để kể. Được làm thủ công đẹp, những con rối là những vật lưu niệm tuyệt vời cho các chuyến phiêu lưu của bạn ở Myanmar. Các con rối đã hình thành “York-the Pew” hoặc nhà hát múa rối để tiêu khiển cho các vị vua và hoàng gia trong thế kỷ 18.
MÚA RỐI
Một đoàn kịch tiêu chuẩn bao gồm 28 con rối bao gồm một bộ các con vật, nhà vua và hoàng hậu, các cận thần, các hoàng tử và những anh hề. Các cốt truyện thường lấy từ 55o bức bích họa, hoặc từ những người Ramayana xử lý những con rối này. Những nghệ sĩ múa rối cũng cung cấp các phần đệm bài hát quan trọng và thuyết minh để thực hiện một buổi biểu diễn hoàn chỉnh. Là một hình thức nghệ thuật hiếm gặp, các nhà hát múa rối vẫn tồn tại trong các vùng nhỏ trên toàn quốc và là một điều thú vị mà bạn sẽ không muốn bỏ lỡ.